LỚP THẠC SĨ QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỀ ÁN 165
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

LỚP THẠC SĨ QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỀ ÁN 165

Nơi chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm học tập và lưu giữ những kỷ niệm của học viên lớp Thạc sĩ quản lý xã hội đề án 165 (chương trình liên kết giữa trường Đại học giáo dục - Đại học quốc gia HN với trường Đại học sư phạm Đông bắc Trung quốc)
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA TRUNG QUỐC

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 23
Join date : 24/09/2010
Age : 57
Đến từ : Hải Dương

NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA TRUNG QUỐC Empty
Bài gửiTiêu đề: NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA TRUNG QUỐC   NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA TRUNG QUỐC I_icon_minitimeSat Sep 25, 2010 4:10 pm

Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc hiệu và thủ đô

Quốc kỳ nước CHND Trung Hoa là cờ đỏ năm sao, hình chữ nhật, nền đỏ, góc trái có 5 ngôi sao vàng 5 cánh, nền cờ màu đỏ tượng trưng cách mạng, ngôi sao vàng lớn tượng trưng Đảng Cộng sản Trung Quốc, 4 sao vàng nhỏ tượng trưng nhân dân Trung Quốc, bố cục chung tượng trưng nhân dân Trung Quốc đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Quốc huy:

Ở giữa là Thiên An Môn dưới sự chiếu rọi của 5 sao vàng, xung quanh có bông lúa mạch và bánh xe. Hai màu nền vàng, đỏ tượng trưng may mắn, cát tường trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, Thiên An Môn tượng trưng tinh thần dân tộc bất khuất phản đế quốc, phản phong kiến. Bông lúa mạch và bánh xe tượng trưng cho giai cấp nông dân và công nhân. Năm ngôi sao tượng trưng nhân dân Trung Quốc đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Quốc ca:

Do nhà thơ, nhà viết kịch lớn Điền Hán viết lời, nhạc sỹ Nhiếp Nhĩ viết nhạc, ra đời vào năm 1935. Nguyên có tên “ Nghĩa dũng quân tiến hành khúc”. Được Hội nghị Chính trị hiệp thương chọn làm Quốc ca nước CHND Trung Hoa vào ngày 27 tháng 9 năm 1949.

Quốc khánh: Ngày 1 tháng 10 năm 1949 là ngày Quốc khánh của nước CHND Trung Hoa.

Dân số: Dân số của Trung Quốc tính đến 07/2005 là: 1,304 tỷ người.

Diện tích:Toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc có tổng diện tích: 9,6 triệu km2.

Ngôn ngữ:Ngôn ngữ hành chính của Trung Quốc là tiếng phổ thông.

Thủ đô
Thủ đô Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa: Thủ đô Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là Bắc Kinh. Ngày 29-9-1949, Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc tuyên bố đã thi hành trách nhiệm và quyền hạn của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, nhất trí thông qua “Cương lĩnh chung Chính trị hiệp thương Nhân dân Trung Quốc”. Ngày 1-10, ṭai thành lầu Thiên An Môn, chủ tịch Mao Trạch Đông đã trịnh trọng tuyên bố với toàn thế giới rằng: Nước cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chính thức thành lập. Thủ đô Bắc Kinh đã cùng với Nước Công hoà sang một trang mới trong lịch sử của Dân tộc Trung Hoa.

Ý nghĩa của tên gọi "Trung Quốc"

"Trung Quốc" viết theo kiểu giản thể ngày nay là 中国, còn kiểu phồn thể truyền thống là 中國. Nếu chiết tự thì 中 là một trục cắt giữa một hình chữ nhật, biểu thị "ở giữa"; 國 thuộc bộ "vi" (囗) để chỉ một lãnh thổ có bao bọc.

Chữ nhất 一 là một bức tường, và chữ qua 戈 là một lưỡi "qua"; nôm na là "vùng đất ở giữa"; nghĩa bóng là "quốc gia ở giữa gầm trời", ý nói Trung Quốc là trung tâm thế giới và các nước chung quanh kém văn minh phải chịu ràng buộc xưng thần. Từ này ban đầu có nghĩa hẹp hơn nhưng ngày nay mang nghĩa rộng hơn để chỉ toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong suốt lịch sử Trung Quốc, tên gọi này không được dùng một cách thống nhất, nó mang một số ý nghĩa văn hóa và chính trị tích cực lẫn tiêu cực, thậm chí còn có tính sô vanh, và các quốc gia thuộc lịch sử Trung Quốc thì ban đầu không được gọi là "Trung Quốc". Vào thời Xuân Thu, nó chỉ được dùng để chỉ các quốc gia kế thừa từ nhà Tây Chu, ở lưu vực sông Hoàng Hà, để phân biệt với các nước như Chu và Tần. Do vậy, "Trung Quốc" là định nghĩa thể hiện trung tâm thế giới và sự khác biệt về văn hóa và chính trị với các nước xung quanh; một khái niệm tiếp tục tồn tại đến thời nhà Thanh, mặc dù liên tục được định nghĩa lại khi thế lực chính trị trung ương bành trướng lãnh thổ ra xung quanh, và khi văn hóa của nó đồng hóa các ảnh hưởng ngoại lai.

"Trung Quốc" cũng nhanh chóng chiếm các vùng đất phía nam vượt qua các con sông lớn bao gồm Dương Tử Giang và Châu Giang (珠江), thành một thực thể văn hóa và chính trị (có lẽ không hợp lý khi gọi nó là một "nước" hay "quốc gia" theo nghĩa hiện đại); và đến thời nhà Đường nó còn thâu tóm cả các chế độ "dã man" như Tiên Ti và Hung Nô. Ngày nay CHNDTH quản lý Nội Mông Cổ, Tân Cương và Tây Tạng, còn THDQ hiện nay quản lý Đài Loan, các khu vực này cũng được coi là một bộ phận không thể tách khỏi của "Trung Quốc", mặc dù việc chấp nhận hay phản đối vẫn còn là vấn đề chính trị gây tranh cãi, đặc biệt khi Trung Quốc đồng nghĩa với CHNDTH.

Vương Nhĩ Mẫn (王爾敏), nhà sử học của Viện Hán Học đã tìm ra năm nghĩa của chữ 中國 trong các văn tự cổ từ thời nhà Hán trở về trước, theo đó "Trung Quốc" có ba nghĩa rõ rệt nhất là:

1. Khu vực bao quanh thành phố chính, hay kinh thành. Kinh Thi định nghĩa rất minh bạch khái niệm này.

2. Vùng đất dưới sự kiểm soát trực tiếp của nhà cầm quyền trung ương. Sử Ký có ghi: "Có tám ngọn núi nổi tiếng trong đế chế. Ba ngọn thuộc về các rợ Man và Di. Năm ngọn nằm ở "Trung Quốc"."

3. Khu vực ngày nay gọi là Bình nguyên Hoa Bắc. Tam Quốc Chí có ghi lại câu sau: "Nếu chúng ta có thể dẫn được quân Ngô và Việt (粵 và/hoặc 越) (thuộc khu vực phía nam Giang Tô và bắc Triết Giang) để đối đầu với "Trung Quốc", thì chúng ta nên sớm cắt đứt quan hệ với họ." Theo nghĩa này thì nó đồng nghĩa với vùng đất của người Hoa (華) hay Hạ (夏) (hay Hoa Hạ).

Hai nghĩa còn lại là: nước nằm ở giữa; các nước vai ngang nhau, để chỉ các nước thời Chiến Quốc.

Vào thời các nước phân tranh sau khi nhà Hán sụp đổ, tên gọi "Trung Quốc" thay đổi ý nghĩa khi các sắc dân du mục ở biên giới phía bắc trỗi dậy và chiếm được lưu vực sông Hoàng Hà, cái nôi của văn minh Trung Quốc. Chẳng hạn như người Tiên Ti gọi chế độ Bắc Ngụy của họ là "Trung Quốc", để phân biệt với Nam Triều, mà họ gọi là "Di" (夷), nghĩa là "mọi rợ". Nam Triều, về phía họ, sau khi tách khỏi phía bắc thì gọi Bắc Ngụy là "Lỗ" (虏), nghĩa là "tội phạm" hay "tù binh". Theo nghĩa này "Trung Quốc" được dùng để thể hiện tính hợp pháp chính trị. Nó được các triều đại tranh giành nhau là Liêu, Tấn và Tống dùng theo nghĩa này từ thế kỷ thứ 10 trở đi. Tên gọi "Trung Quốc" từ đó cũng được dùng để chỉ một thực thể địa lý, văn hóa và chính trị mà không nói đến nguồn gốc sắc tộc nữa.

Trung Hoa Dân Quốc thời Tôn Trung Sơn (THDQ) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH), khi quản lý đại lục Trung Hoa, đều sử dụng tên gọi "Trung Quốc" như là một thực thể tồn tại trên lý thuyết để chỉ tất cả các vùng đất và con người nằm trong (kể cả bên ngoài) tầm kiểm soát chính trị của của nó. Trung Hoa Dân quốc thời Tưởng Giới Thạch sau năm 1949 thường dùng từ "Trung Quốc" là để chỉ THDQ thời Tôn Trung Sơn bao gồm cả Đại lục và quần đảo Đài Loan, Hải Nam và gọi "Đài Loan" là để nói riêng về đảo quốc này). Ngày nay CHNDTH chính thức công nhận có 56 dân tộc và gọi chung là "Trung Quốc nhân" (中國人), tức "người Trung Quốc". Và lịch sử của các dân tộc này hợp chung lại gọi là lịch sử "Trung Quốc".

Trân đây là một số thông tin tôi cập nhật được. Đối với đất nước hơn 1, 3 tỷ này chỉ có thể nói là biết thêm chứ không thể nói là biết đủ. Còn bạn, bạn biết gì về đấn nước và con người Trung quốc, hãy choa sẻ nhé! Arrow
Về Đầu Trang Go down
https://qlxh165.forumvi.net
 
NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA TRUNG QUỐC
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
LỚP THẠC SĨ QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỀ ÁN 165 :: Tìm hiểu văn hóa Trung quốc-
Chuyển đến